top of page

Traderhub

FED Là Gì? Cơ Cấu, Vai Trò Và Các Tác Động Của FED Đến Nền Kinh Tế

  • Writer: Hub Trader
    Hub Trader
  • Jan 5, 2024
  • 7 min read

FED là tổ chức tài chính lớn nhất nước Mỹ, có vai trò quan trọng trong việc ban hành các quyết định mang tính chiến lược lên nền kinh tế thế giới. Vậy FED là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

FED - Federal Reserve System, là Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Trung ương Mỹ, được thành lập vào ngày 23/12/1913. Tổ chức FED được ký duyệt bởi Tổng thống Woodrow Wilson nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho nền kinh tế nước Mỹ. 

FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền USD và không chịu bất kỳ sự tác động hay quản lý nào bởi Chính phủ Hoa Kỳ. Mọi quyết định mà FED đưa ra đều là mối quan tâm hàng đầu của các nhà chính trị, nhà đầu tư và chính sách kinh tế trên toàn thế giới.


FED là tổ chức gì?

2. Cơ cấu hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ FED 

  • Hội đồng Thống đốc: Hội đồng gồm 7 thành viên viên được chỉ định bởi Tổng thống Hoa kỳ với nhiệm kỳ 14 năm.

  • FOMC - Federal Open Market Committee (Uỷ ban Thị trường mở Liên bang): Đơn vị gồm 7 thành viên và 5 chủ tịch của mỗi ngân hàng chi nhánh, có nhiệm vụ thiết lập những chính sách tiền tệ ngắn hạn của Liên bang.

  • 12 Ngân hàng Dự trữ Liên Bang: 12 ngân hàng tại các thành phố lớn bao gồm New York, Philadelphia, Boston, St. Louis, Kansas City, Dallas, Richmond, Cleveland, Chicago, San Francisco, Minneapolis và Atlanta sẽ thực hiện chính sách tiền tệ cho từng khu vực cùng với các ngân hàng thành viên.


Cơ cấu hệ thống tổ chức FED là gì?

3. Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức FED là gì?

3.1. Vai trò của tổ chức FED 

  • Hoạch định và điều chỉnh chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ: Cục dự trữ Liên Bang là tổ chức hoàn toàn độc lập, không phục thuộc vào các chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ.

  • Thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của kinh tế Hoa Kỳ: Việc Cục Dự trữ Liên bang FED điều chỉnh lãi suất, thay đổi lượng cung tiền qua các nghiệp vụ thị trường mở thông qua các phiên họp có vai trò chính trong việc ổn định và phát triển kinh tế.

  • Cung cấp kiến thức tài chính: FED có vai trò nghiên cứu kinh tế, phát hành các ấn phẩm về kiến thức tài chính.


Vai trò của ngân hàng FED là gì?

3.2. Nhiệm vụ của tổ chức FED

Nhiệm vụ của tổ chức FED tương đối phức tạp và quan trọng. Cụ thể, Đạo luật năm 1977 đã đề cập rõ những nhiệm vụ chính mà Cục Dự trữ Liên bang phải thực hiện:

  • Thực thi chính sách tiền tệ của Chính Phủ: FED cần đảm bảo ổn định giá cả hàng hoá, ban hành mức lãi suất điều chỉnh phù hợp cho nền kinh tế.

  • Đảm bảo ổn định kinh tế: FED cần thực hiện các biện pháp ổn định, kiểm soát rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính Hoa Kỳ.

  • Cung cấp các dịch vụ tài chính: FED có nhiệm vụ cung cấp các giải pháp tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản trong nước và Chính phủ Mỹ, quản lý tài sản có giá trị cho Chính phủ Mỹ và các tổ chức nước ngoài.

  • Đảm bảo an toàn thanh khoản: FED có nhiệm vụ giám sát các tổ chức ngân hàng thành viên nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống tài chính, bảo vệ quyền lợi về tín dụng của nhân dân.


Chức năng của FED là gì? Nhiệm vụ của quỹ FED là gì?

3. Thị trường sẽ ra sao nếu FED tăng lãi suất?

Khi nhận thấy Chỉ số giá tiêu dùng CPI và giá cả hàng hóa ở mức cao phản ánh tình trạng lạm phát nghiêm trọng, FED sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp như kìm hãm mức tăng giá, thắt chặt cung ứng tiền thông qua việc bán trái phiếu, tăng mức dự trữ hoặc điều chỉnh tăng lãi suất.

Vì là tổ chức tài chính - tiền tệ hàng đầu trên thế giới nên mọi thay đổi, thậm chí là nhỏ nhất trong chính sách của FED đều gây tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam.

3.1. Đối với nền kinh tế thế giới

a. Chi phí vay nợ tăng cao

Việc FED thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất sẽ khiến cho nhu cầu vay vốn và đầu tư giảm sút, tăng gánh nợ công. Từ đó kéo theo các hệ lụy:

  • Các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp phải chi trả lãi vay cao hơn.

  • FED và chính phủ Mỹ vẫn phải trong quá trình kiềm chế lạm phát.

  • Tỷ lệ thất nghiệp có thể quay về mức 3,5% - giống thời điểm trước giai đoạn đại dịch Covid-19.

  • Ảnh hưởng đến những sự kiện chính trị trên toàn thế giới ví dụ như chính sách thắt chặt giao thương Zero Covid của Trung Quốc.


Ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới khi tăng lãi suất FED là gì?

b. Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư

Khi có điều chỉnh lãi suất FED tăng, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng:

  • Tỷ giá đồng USD so với các đồng nội tệ khác tăng theo, quốc gia có khoản nợ phải chịu nợ nhiều hơn.

  • Hoạt động xuất khẩu hưởng lợi nhưng tình hình nhập khẩu sẽ chịu tác động lớn.

  • Hoạt động đầu tư sẽ có biến động dịch chuyển nguồn vốn sang những kênh an toàn hơn.

  • Nền kinh tế Mỹ có thể là phương án hấp dẫn nếu Mỹ áp dụng mức lãi suất hợp lý và duy trì việc quản lý rủi ro kinh tế.


Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư khi tăng lãi suất FED là gì?

c. Dấu hiệu suy thoái kinh tế

Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ nhận định nền kinh tế Mỹ vẫn trong giai đoạn ổn định. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế vẫn có thể xảy ra nếu FED tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm nay và hệ lụy từ việc giảm tiêu dùng và đầu tư tại Mỹ.

Khi này, lãi suất trái phiếu chính phủ trong các thời gian kỳ hạn khác nhau có khả năng hội tụ, không có khác biệt khi mua trái phiếu ngắn hạn và trái phiếu dài hạn vì các mức lãi suất nằm ở mức gần như tương đương.


Ảnh hưởng suy thoái kinh tế

3.2. Đối với nền kinh tế Việt Nam

a. Hoạt động thương mại

  • Hoạt động thương mại có xu hướng giảm bởi lãi suất tăng, chi phí vay nợ từ các doanh nghiệp cũng tăng cao.

  • Doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng nguồn vốn vay để thực hiện sản xuất, mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư.

  • Nhu cầu hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu.



Ảnh hưởng đến hoạt động thương mại khi tăng lãi suất FED là gì?

b. Đầu tư

Lãi suất tăng sẽ khiến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài giảm vì các nhà đầu tư có thể chuyển vốn từ các thị trường mới nổi như Việt Nam về lại thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, sự dịch chuyển này vẫn chưa được phản ánh rõ ràng khi giá trị bán ròng chuyển sang mua ròng ở mức 1.000 tỷ đồng từ tháng 5.


Ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư khi tăng lãi suất FED là gì?

c. Lãi suất

Khi FED điều chỉnh tăng lãi suất, lãi suất huy động vốn cũng tăng theo, thanh khoản của các doanh nghiệp, tổ chức giảm, do đó nghĩa vụ trả nợ vay bằng đồng USD sẽ tăng lên.


Lãi suất

d. Chứng khoán

Vì tính thanh khoản của thị trường tài chính thế giới sẽ bị siết chặt nên áp lực trả nợ vay nước ngoài của Nhà nước sẽ tăng cao.

Toàn thị trường chứng khoán sẽ chứng kiến đợt giảm mạnh nhất. Đây được coi là giai đoạn “tích sản” cho các nhà đầu tư giá trị, mua vào các cổ phiếu tốt với mức giá thấp.


Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khi tăng lãi suất FED là gì?

e. Tỷ giá hối đoái

Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ điều chỉnh lãi suất tăng sẽ tác động mạnh đến cặp tiền tệ USD/VND. Ví dụ như vào ngày 14/10, chỉ số US Dollar Index (DXY) đã giảm 0.76%, nằm ở mức 112,45 điểm khi lãi suất FED tăng.


Tỷ giá hối đoái

4. FED hạ lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?

4.1. Lợi ích 

  • Bảo vệ nền kinh tế Mỹ: Kinh tế Mỹ thoát khỏi nguy cơ suy thoái trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần suy yếu.

  • Lãi suất huy động bằng đồng USD giảm: Điều này góp phần giảm chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và Chính phủ khi thực hiện huy động nguồn vốn quốc tế, có lợi đối với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. 

  • Hoạt động xuất nhập khẩu hưởng lợi: Lãi suất hạ khiến cho giá trị đồng USD suy yếu, hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ rẻ hơn trong khi hàng hóa xuất khẩu sẽ thu được nhiều tiền hơn.


Lợi ích khi điều chỉnh hạ lãi suất FED là gì?

4.2. Hạn chế

  • Nhu cầu thương mại suy giảm: Động thái FED hạ lãi suất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, bất ổn. Nhu cầu thương mại (du lịch, mua bán hàng hóa, các hoạt động đầu tư,..) từ đó cũng suy giảm.

  • Đem lại khó khăn nhiều hơn là lợi ích: Bất kỳ chính sách điều chỉnh lãi suất nào của FED cũng hướng tới mục tiêu bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Các nước khác thường sẽ gặp bất lợi nhiều hơn.


Hạn chế đến thị trường khi hạ lãi suất FED là gì?

5. Q&A về FED - Federal Reserve System  

FED là viết tắt của từ gì?

FED là từ viết tắt của Federal Reserve System - Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Trung ương Mỹ.


FED là viết tắt của từ gì? FED trong chứng khoán là gì?


FED thuộc sở hữu của ai? Ai đứng đằng sau FED?

Tổ chức FED được thành lập theo một đạo luật đã được quốc hội Mỹ thông qua, không thuộc sở hữu của bất kỳ ai. Về chính trị, FED được nhận định là một định chế độc lập, không phải một cơ quan lập pháp hay hành pháp của Chính Phủ.

Các chính sách của FED có thể được triển khai mà không cần tới sự phê duyệt của tổng thống hay Quốc hội.

Lãi suất FED hiện nay là bao nhiêu?

Trong phiên họp định kỳ mới nhất ngày 26/07/2023, FED đã tiến hành tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản đúng như kỳ vọng, đạt phạm vi mục tiêu là 5,25% - 5,5% - mức lãi suất cao nhất trong 22 năm.

Lãi suất hiện nay sau phiên họp FED là gì?

FED tăng lãi suất thì vàng tăng hay giảm?

Việc FED điều chỉnh tăng lãi suất sẽ không có lợi cho giá vàng. Nếu FED tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất, giá vàng sẽ tiếp tục chịu áp lực và tăng cao.

Khi lãi suất tăng, vàng sẽ bị giảm sức hấp dẫn vì việc nắm giữ tài sản không còn sinh lãi sẽ tăng. Do vậy, giá vàng sẽ tăng mạnh bất chấp những lo ngại về chính sách tiền tệ bị thắt chặt.


Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về Cục Dự trữ Liên Bang FED. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tổ chức này, từ đó ứng dụng lên kế hoạch đầu tư sao cho hiệu quả.





Comments


bottom of page